20bea60aef5b
Tin tức

Bạn biết gì về vai trò của trợ giúp pháp lý doanh nghiệp?

Trong thời gian gần đây, có nhiều vụ tranh chấp giữa các doanh nghiệp xảy ra. Xảy ra những sự việc này là do sự thiếu hiểu biết của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến nhu cầu trợ giúp pháp lý tăng lên. Dưới đây là một số vai trò của trợ giúp pháp lý doanh nghiệp.

Bạn biết gì về vai trò của trợ giúp pháp lý doanh nghiệp?Vai trò của trợ giúp pháp lý

Giải đáp pháp luật.

Là hình thức tư vấn pháp luật tại chỗ phổ biến nhất. Có thể tư vấn pháp luật bằng văn bản, qua  email, qua mạng internet hoặc qua điện thoại (Tham khảo tại: https://luatduonggia.vn/tu-van-phap-luat-doanh-nghiep-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai/).

Mục đích chính của giải đáp pháp luật là phổ biến kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp. Ngoài ra luật sư sẽ trả lời hoặc tư vấn trực tiếp cho họ giúp doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có bất kì câu hỏi pháp lý nào.  

Tuyên truyền và phổ biến pháp luật doanh nghiệp:

Hình thức trợ giúp pháp lý này thường được phối hợp cùng với các tổ chức, như: Câu lạc bộ doanh nhân, Hiệp hội doanh nghiệp hoặc Sở Tư pháp tại các địa phương.

Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật.

Việc phải áp dụng đúng pháp luật trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất để loại bỏ những rủi ro pháp lý được doanh nghiệp đặc biệt chú trọng.

Sử dụng nhiều phương thức đa dạng, luật sư sẽ tiến hành tư vấn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng văn bản pháp luật như thế nào phù hợp nhất và đúng nhất. 

Hướng dẫn, đưa ra ý kiến tư vấn, giúp doanh nghiệp các thủ tục, giấy tờ liên quan để giải quyết một sự việc cụ thể:

Chỉ khi có vấn đề phát sinh liên quan đến pháp lý thì doanh nghiệp mới cần ý kiến tư vấn của luật sư và cách giải quyết mà luật sư đưa ra.

Việc soạn thảo các giấy tờ, thủ tục liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mất nhiều thời gian. Bởi vậy cần một khoảng thời gian dài để luật sư có thể theo dõi toàn bộ sự việc xảy ra cũng như việc củng cố chứng cứ, tài liệu, hệ thống các hồ sơ có liên quan để đưa ra hướng giải quyết cụ thể và hiệu quả nhất.

Cung cấp thông tin pháp lý liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Luật sư sẽ đăng tải các văn bản pháp lý trên trang web của tổ chức hành nghề luật sư để khách hàng theo dõi,  tra cứu và áp dụng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tham khảo ý kiến của luật sư bằng nhiều phương thức khác nhau.

Các nội dung trợ giúp pháp lý.

Bạn biết gì về vai trò của trợ giúp pháp lý doanh nghiệp?

Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau

Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những nhu cầu trợ giúp pháp lý với những nội dung khác nhau, cụ thể:

Đối với các doanh nghiệp khi mới thành lập thì thường mong muốn được hỗ trợ để lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính, khả năng và nhu cầu của thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp có mong muốn được tư vấn hỗ trợ về đăng ký kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp, , đăng ký mẫu dấu, vấn đề góp vốn, cổ đông, cổ phầnkê khai thuế, các giấy phép con, thủ tục hải quan,…

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động thì cần được hỗ trợ để tư vấn về chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp, tư vấn về quản trị, tư vấn giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại,…

Đối với doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể, tạm ngưng kinh doanh, phá sản thì các doanh nghiệp này mong muốn được hỗ trợ về: Các nghĩa vụ pháp lý mà doanh nghiệp phải thực hiện khi tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản; quy trình, thủ tục tạm ngưng kinh doanh, giải thể, phá sản;…

Trợ giúp pháp lý doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Từ đó cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cân co sự hiểu biết vềluật pháp và tầm quan trọng của đội ngũ tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp.

>> Xem thêm

Túi xách hiệu Lata có tốt không? Của nước nào sản xuất?

Giá túi xách Bonia chính hãng ở tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *